LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

5 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Trải qua nhiều năm từ lúc rời khỏi ghế nhà trường mà không biết tương lai mình sẽ đi về đâu cho đến khi lăn lộn với cuộc đời để phát triển sự nghiệp, đến giờ khi nhìn lại tôi mới thật sự hiểu mỗi người đều cần phải trải qua các giai đoạn phát triển năng lực để đạt được đến điều mình mong muốn.

MITA xin chia sẻ với bạn về 5 giai đoạn phát triển năng lực của một người.

 

Giai đoạn 1: Vô thức về thiếu năng lực

Đây là giai đoạn mà chúng ta chưa nhận ra mình còn thiếu năng lực gì. Thường có 2 dạng:

  1. Cứ nghĩ là mình giỏi, mình đã biết hết mọi điều rồi
  2. Làm việc vất vả, suốt ngày bị việc đè, thường hay thắc mắc tại sao mình đã rất cố gắng rồi mà kết quả vẫn không như ý

Khi một người ở trong giai đoạn này (dài, ngắn tùy từng người) họ sẽ không thật sự nhận ra mình cần phải bổ sung thêm kiến thức, cần phải trang bị thêm năng lực cho bản thân để mọi việc dễ dàng hơn. Thường ở đây, nếu có ai đó nói họ nên đi học thì họ cũng không đi vì họ nghĩ rằng họ không cần & họ sẽ nói ra vô số lí do để khỏi phải học hành gì cho tốn thời gian. Thường đây là những người có cái tôi lớn, cho rằng mình đã rất giỏi hoặc là những người tự dựng lên cho mình rất nhiều rào cản để phủ nhận việc mình cần phải học hỏi thêm cho giỏi.

Giai đoạn 2: Ý thức về thiếu năng lực

Sau một thời gian, khi ta phát hiện ra rằng ta còn thiếu hụt kiến thức, ta chưa biết cách làm sao cho nhanh – gọn – hiệu quả thì lúc đấy, ta bắt đầu ôm sách vở đi học. Ở giai đoạn này, mọi người đã nhận ra mình đang ở đâu, mình còn thiếu gì, mình cần học gì để trở nên tốt hơn. Chưa nói đến giỏi, chỉ để thỏa mãn việc khao khát kiến thức, bổ sung vùng lõm năng lực cho mình cái đã.

Khi một người ở trong giai đoạn này, họ khát kiến thức, họ biết họ còn nhiều thiếu sót và họ rất ham học. Có khi chỉ trong vòng 1 năm nhưng với quyết tâm thay đổi, mong muốn bản thân trở nên tốt hơn, tìm được thầy tốt thì những người này có một sự thay đổi nhanh chóng đến mức họ không nhận ra được mình đã trở nên tốt hơn trước đây như thế nào. Những người xung quanh họ là những người cảm nhận rõ nhất về sự phát triển của họ.

Giai đoạn 3: Ý thức được về năng lực

Khi một người chuyển đến giai đoạn này, đó là khi họ biết rõ mình đã có những năng lực gì và họ tự tin phụ trách, đảm nhận công việc được giao phó.

Làm việc với những người này khá dễ chịu bởi họ biết mình, biết người. Họ biết cúi đầu trước những người giỏi hơn để lĩnh hội những tư duy mới, kiến thức mới và họ cũng sẵn sàng chia sẻ cho những người ở tầm thấp hơn họ những gì họ biết rõ.

Giai đoạn 4: Vô thức về năng lực

Khi một người không ngừng bồi đắp kiến thức để bản thân phát triển hơn thì hiểu biết của họ rất rộng. Gặp những người này nói chuyện rất thú vị, ta có cảm giác như họ biết mọi điều. Còn bản thân họ đôi lúc cũng tự hỏi chính mình: “Sao chuyện gì mình cũng có thể bàn luận được?”, họ nhận ra nhiều người thích gặp gỡ họ, thích nói chuyện với họ, thích nghe quan điểm của họ, muốn lắng nghe lời khuyên từ họ.

Giai đoạn 5: Ý thức về năng lực vô thức

Đây là cấp độ cao nhất trong phát triển năng lực. Ở cấp độ này, người đó biết được mình có rất nhiều kiến thức & kiến thức có chiều sâu và họ có thể đúc kết, chuyển hóa kiến thức họ có thành những nội dung cô đọng, súc tích và dạy lại cho người khác.

Có thể họ chỉ nghe người khác tâm sự về một vấn đề nào đó thôi song họ có khả năng biến ngay những điều mình thấu hiểu thành một giáo trình để dạy cho người khác, chỉ dẫn cho người khác cách thức áp dụng để giải quyết được vấn đề đó. Cấp độ này thường là những chuyên gia, là những chuyên gia huấn luyện, đào tạo, những người Thầy có khả năng giúp người khác phát triển năng lực.

 

Bạn hãy tự ngẫm xem bạn đang ở giai đoạn nào trong tiến trình phát triển năng lực nhé.

Nếu bạn có mong muốn bản thân phát triển hơn, hãy liên hệ MITA nhé ?

MITA có các khóa học phát triển bản thân có thể bạn quan tâm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *